Binozyt 200mg/5ml Susp H/1 lo
Chỉ định:
Liều lượng – Cách dùng
Chống chỉ định:
Tương tác thuốc:
– Dẫn chất nấm cựa gà: không sử dụng đồng thời Azithromycin với các dẫn chất nấm cựa gà do nguy cơ ngộ độc nấm cựa gà.
– Thuốc kháng acid: chỉ dùng ít nhất 1 giờ trước hoặc ít nhất 2 giờ sau khi uống thuốc kháng acid.
– Digoxin,cyclosporin: do Azithromycin ảnh hưởng đến chuyển hoá digoxin, cyclosporin, cần theo dõi và điều chỉnh liều (nếu cần) khi dùng đồng thời các thuốc trên.
– Thuốc chống đông loại coumarin: có thể sử dụng đồng thời warfarin và Azithromycin nhưng vẫn phải theo dõi thời gian chống đông máu của người bệnh.
– Rifabutin: giảm bạch cầu trung tính khi dùng phối hợp với Azithromycin.
– Theophylin: chưa thấy ảnh hưởng dược động học khi dùng phối hợp Azithromycin & theophylin, nhưng vẫn phải theo dõi nồng độ của theophylin khi dùng 2 thuốc này cho người bệnh.
– Carbamazepin, cimetidin, methylprednisolon: Azithromycin ít ảnh hưởng đến dược động học của carbamazepin, cimetidin, methylprednisolon.
Tác dụng phụ:
– Hay gặp nhất là rối loạn tiêu hoá (khoảng 10%) với các triệu chứng: khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, co cứng cơ bụng, nôn, nhưng thường nhẹ, ít xảy ra hơn so với dùng erythromycin.
– Giảm thính lực có phục hồi ở một số bệnh nhân dùng thuốc kéo dài với liều cao.
– Hiếm gặp các trường hợp về rối loạn vị giác, viêm thận, viêm âm đạo…; các tác dụng phụ của macrolid trên thần kinh như nhức đầu, buồn ngủ, choáng váng, hoa mắt, mệt mỏi…; trên da như nổi mẫn, phù nề, nhạy cảm ánh sáng, phù mạch ngoại vi….
– Giảm nhẹ nhất thời số lượng bạch cầu trung tính, thoáng qua trong các thử nghiệm lâm sàng nhưng chưa xác định rõ mối liên quan với việc dùng thuốc.
– Tăng có phục hồi transaminase gan. Một số trường hợp bất thường về gan như viêm gan, vàng da ứ mật đã được báo cáo.
Chú ý đề phòng:
– Nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn không nhạy cảm và viêm đại tràng màng giả khi sử dụng các kháng sinh phổ rộng như Azithromycin.
– Thận trọng vì Azithromycin có khả năng gây dị ứng như phù thần kinh mạch và phản vệ dù rất hiếm.
SỬ DỤNG CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ
– Chưa có dữ liệu nghiên cứu trên phụ nữ có thai, cho con bú. Chỉ sử dụng Azithromycin khi không có các thuốc thích hợp khác.
– Chưa rõ Azithromycin có được thải trừ theo sữa không. Do đó cần thận trọng khi chỉ định thuốc đối với phụ nữ đang cho con bú