Mỗi năm, trên toàn cầu có hơn 1,2 triệu ca mắc và 135.000 ca tử vong do nhiễm trùng não mô cầu. Đáng lo ngại, khoảng 20% người sống sót phải gánh chịu những di chứng vĩnh viễn như cụt chi, mù, điếc, rối loạn tâm thần, chậm phát triển trí tuệ. Do đó, việc lựa chọn tiêm vắc xin não mô cầu, đặc biệt là vắc xin VA-Mengoc BC (CuBa) phòng ngừa viêm màng não do não mô cầu nhóm B, C, đang được nhiều người quan tâm. Vậy, vắc xin viêm não mô cầu BC tiêm mấy mũi và lịch tiêm chủng chi tiết ra sao?
Vắc xin viêm não mô cầu BC
Cuba năm 1980, dịch viêm màng não mô cầu bùng phát nghiêm trọng, ghi nhận tới 5,9 trường hợp trên 100.000 dân mắc viêm màng não mô cầu, trong đó 80% nhiễm vi khuẩn viêm màng não mô cầu nhóm huyết thanh B. Đáng lo ngại hơn, thời điểm đó không có vắc xin hiệu quả chống N. meningitidis nhóm huyết thanh B, khiến dịch bệnh lan rộng và gây tử vong cao.
Đến năm 1989, một bước ngoặt y học xuất hiện khi nhà nghiên cứu ở Havana đã phát triển vắc xin phòng viêm màng não mô cầu nhóm huyết thanh B và C, với tên gọi VA-MENGOC-BC (Cuba). Đây là vắc xin đầu tiên trên thế giới ngừa viêm màng não mô cầu nhóm B, C, được nghiên cứu tính hiệu quả trên người Cuba, cho thấy khả năng bảo vệ vượt trội.
Cũng trong năm đó, Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới đã trao huy chương vàng cho nhà nghiên cứu chính vắc xin Va-Mengoc-BC, ghi nhận nỗ lực đổi mới mang tính nhân đạo và khoa học. Sau khi chứng minh hiệu quả, vắc xin VA-Mengoc-BC được sử dụng trong chiến dịch tiêm chủng đại trà và sau đó đưa vào Chương trình Tiêm chủng Quốc gia Cuba, giúp kiểm soát dịch viêm màng não thành công tại quốc gia này.
Vắc xin não mô cầu BC VA-Mengoc BC (Cuba) là loại vắc xin kết hợp phức hợp màng ngoài tinh khiết, chứa 1 thành phần kháng nguyên nhóm B (OMV) và polysaccharide vỏ nhóm C, được hấp phụ Hydroxit nhôm. Nhờ cấu trúc tiên tiến, vắc xin giúp phòng bệnh lý do não mô cầu nhóm B, C gây ra, nhất là bệnh lý não mô cầu xâm lấn như viêm màng não, nhiễm trùng máu… với hiệu quả phòng bệnh lên đến 90%.
Tuy nhiên, vắc xin chỉ chứa 1 thành phần kháng nguyên (OMV), lại được nghiên cứu từ chủng não mô cầu nhóm B của người Cuba, nên hiệu quả bảo vệ ở nhóm B hẹp hơn. Đặc biệt, biến chủng B lưu hành tại Việt Nam có thể khác Cuba, cần cân nhắc khi áp dụng đại trà và đánh giá dựa trên dữ liệu dịch tễ học địa phương.
Hiện nay, vắc xin phòng viêm màng não mô cầu VA-Mengoc BC (Cuba) đã lưu hành tại hơn 17 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đây là lựa chọn đáng cân nhắc trong phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm do vi khuẩn não mô cầu nhóm B và C gây ra.

Vắc xin viêm não mô cầu BC tiêm mấy mũi?
Vắc xin viêm màng não mô cầu BC là biện pháp hiệu quả giúp phòng ngừa bệnh do não mô cầu BC gây ra – một bệnh lý nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề nếu không được điều trị kịp thời.
Vậy vắc xin viêm não mô cầu BC tiêm mấy mũi? Theo hướng dẫn y tế hiện hành, loại vắc xin viêm màng não mô cầu BC này có lịch tiêm 2 mũi, cách nhau 45 ngày. Đây là phác đồ tiêm 2 mũi cơ bản được áp dụng rộng rãi, mang lại hiệu quả bảo vệ cao.
Chi tiết phác đồ tiêm vắc xin viêm màng não mô cầu VA-Mengoc BC (Cuba) như sau:
- Mũi 1: Là lần đầu tiên tiêm, giúp cơ thể bắt đầu tạo miễn dịch ban đầu.
- Mũi 2: Được thực hiện cách mũi đầu tiên 6 đến 8 tuần, nhằm củng cố và hoàn thiện hàng rào miễn dịch.
Vắc xin VA-Mengoc BC (Cuba) chỉ định tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và áp dụng cho người lớn đến 45 tuổi. Đặc biệt, sau khi hoàn thành 2 mũi cơ bản, không cần tiêm nhắc lại, giúp giảm bớt gánh nặng theo dõi tiêm chủng cho người dân.

Lịch tiêm phòng viêm não mô cầu mới nhất
Lịch tiêm phòng viêm não mô cầu là thông tin quan trọng để bảo vệ sức khỏe trước nguy cơ lây nhiễm từ vi khuẩn não mô cầu – một tác nhân nguy hiểm thường gây ra các biến chứng nặng nề như viêm màng não, nhiễm trùng huyết. Vậy, vắc-xin viêm não mô cầu tiêm mấy mũi là đủ để đạt hiệu quả phòng bệnh tối ưu?
Hiện nay, để phòng các tuýp A, B, C, Y và W-135 – là các tuýp thường xuyên gây bệnh tại nước ta, chuyên gia khuyến cáo nên tiêm đủ cả hai loại vắc-xin phòng các tuýp gây bệnh, bao gồm:
Vắc-xin Mengoc BC
- Dạng tiêm: Mỗi liều 0,5ml.
- Lịch tiêm chủng: Lịch tiêm 2 liều, trong đó liều thứ 2 cách liều đầu tiên từ 6 đến 8 tuần.
- Đối tượng tiêm: Phù hợp tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi đến người lớn 45 tuổi.
- Hiệu quả: Để phòng tuýp B và C hiệu quả, cần tiêm đủ liều, tức là 2 mũi.
Vắc-xin Menactra
- Lịch tiêm chủng phụ thuộc độ tuổi:
Trẻ từ 9 tháng đến dưới 24 tháng tuổi: Cần tiêm 2 liều, mỗi liều cách nhau tối thiểu 3 tháng.
Từ 24 tháng đến 55 tuổi: Chỉ cần tiêm 1 liều duy nhất.
- Trường hợp đặc biệt: Với người từ 15–55 tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh do vi khuẩn não mô cầu các tuýp A, C, Y và W-135, nên tiêm liều nhắc lại sau mỗi 4 năm để tăng hiệu quả phòng bệnh.
Tiêm vắc-xin viêm màng não mô cầu BC khi nào?
Tại Việt Nam, hiện có hai loại vắc-xin phòng bệnh viêm màng não mô cầu đang được sử dụng phổ biến là vắc-xin AC và vắc-xin BC. Một trong những băn khoăn thường gặp là trẻ bao nhiêu tuổi thì tiêm được vắc-xin viêm màng não mô cầu BC, và thời điểm nào tiêm là phù hợp nhất để đạt hiệu quả bảo vệ tối ưu.
Vắc-xin phòng viêm não mô cầu AC
Vắc-xin phòng viêm não mô cầu AC có công dụng chính là phòng bệnh viêm màng não mô cầu tuýp A và phòng bệnh viêm màng não mô cầu tuýp C. Đối tượng tiêm chủng là trẻ em có nguy cơ phơi nhiễm, đặc biệt là trẻ tiếp xúc người bệnh viêm màng não mô cầu. Tiêm khi trẻ trên 6 tháng tuổi là thời điểm phù hợp để bắt đầu tạo miễn dịch. Liều 1 tiêm cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, sau đó nhắc lại sau 3 – 5 năm nhằm duy trì hiệu quả bảo vệ.
Vắc-xin phòng viêm não mô cầu BC
Vắc-xin phòng viêm não mô cầu BC giúp phòng bệnh viêm màng não mô cầu tuýp B và tuýp C, là một phần không thể thiếu trong lịch tiêm chủng cho trẻ. Tiêm cho trẻ trên 6 tháng tuổi, vắc-xin BC được khuyến nghị với số mũi tiêm là 2 mũi, khoảng cách mũi một cách mũi hai là 6 – 8 tuần. Việc tiêm đủ liều sẽ giúp cơ thể trẻ hình thành kháng thể bền vững, chống lại nguy cơ lây nhiễm từ môi trường.

Các loại vắc xin phòng viêm màng não khác đang có tại Việt Nam
Vắc xin phòng viêm màng não mô cầu Bexsero (Bỉ)
Kể từ Việt Nam tháng 2/2024, vắc xin phòng viêm màng não mô cầu Bexsero (Bỉ) chính thức được nhập khẩu và cung cấp bởi Hệ thống tiêm chủng VNVC, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh lý não mô cầu nhóm B. Đây là vắc xin não mô cầu nhóm B thế hệ mới được nghiên cứu và phát triển bởi hãng dược phẩm GSK (Bỉ) sản xuất tại Ý, ứng dụng công nghệ mới phiên mã ngược (Reverse vaccinology) dựa trên hệ gen vi khuẩn não mô cầu.
VNVC là đơn vị đầu tiên có vắc xin Bexsero tại Việt Nam, mang đến cơ hội phòng bệnh sớm cho trẻ em từ 2 tháng tuổi – đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết và viêm phổi do vi khuẩn não mô cầu nhóm B.
Bexsero chứa 4 thành phần kháng nguyên protein não mô cầu nhóm B (NHBA, NadA, fHbp, OMV) giúp tăng khả năng tiêu diệt hiệp đồng cao, bao phủ đa dạng chủng vi khuẩn, đạt hiệu quả phòng bệnh lên đến 95%. Vắc xin phù hợp cho người từ 2 tháng tuổi đến 50 tuổi, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng trước những bệnh lý nguy hiểm.
Vắc xin phòng não mô cầu Menactra (Mỹ)
Vắc xin phòng não mô cầu Menactra (Mỹ) được sản xuất bởi hãng dược phẩm Sanofi Pasteur (Pháp) tại Mỹ, ứng dụng công nghệ cộng hợp hiện đại. Loại vắc xin này có chứa 4 thành phần Polysaccharide nhóm kháng nguyên A, C, Y, W-135, được cộng hợp với protein giải độc tố bạch hầu (chất mang), mang lại tính sinh miễn dịch cao và hiệu quả phòng bệnh lên đến 90% đối với nhóm huyết thanh gây não mô cầu ACYW-135.
Menactra được chỉ định tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi đến người lớn 55 tuổi, sử dụng đường tiêm bắp, có thể tiêm vùng mặt trước – ngoài đùi hoặc vùng cơ delta, tùy theo độ tuổi và khối lượng cơ. Vắc xin không được tiêm tĩnh mạch, trong da hay dưới da.
Tính đến nay, hơn 70 quốc gia cấp phép lưu hành vắc xin Menactra, trong đó có Việt Nam, thể hiện sự tin tưởng toàn cầu vào độ an toàn và hiệu quả phòng bệnh của sản phẩm này.
Lưu ý khi đi tiêm ngừa viêm não mô cầu BC
Khi đã nắm rõ thông tin viêm não mô cầu BC tiêm mấy mũi, bước tiếp theo là hiểu rõ lưu ý khi đi tiêm ngừa viêm não mô cầu BC để tối ưu hóa hiệu quả tiêm vắc xin và đảm bảo an toàn tiêm vắc xin. Cả người tiêm chủng và người giám hộ cần tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn trước, trong và sau tiêm chủng, cụ thể như sau:
Lưu ý trước tiêm chủng
Mang theo sổ tiêm chủng (nếu có) để theo dõi lịch tiêm trước đó, tránh bỏ sót hoặc tiêm nhầm liều.
Cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân và tình trạng sức khỏe hiện tại, bao gồm:
Bệnh lý đã mắc và đang mắc. Các loại thuốc đã sử dụng và đang sử dụng. Liệu pháp điều trị bệnh hiện tại. Vắc xin đã tiêm gần đây và phản ứng sau tiêm. Phản ứng dị ứng do các nguyên nhân khác.
Với phụ nữ mang thai, cần thông báo rõ thời gian mang thai hoặc dự định có thai để được tư vấn tiêm vắc xin phù hợp.
Hợp tác với bác sĩ bằng cách trả lời thành thật các câu hỏi trong khám sàng lọc để bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe chính xác.
Lưu ý trong tiêm chủng
- Ngồi đúng tư thế theo hướng dẫn của điều dưỡng để giúp quá trình tiêm diễn ra an toàn.
- Phụ huynh cần giữ bé ngồi đúng tư thế và giữ chắc vị trí tiêm, tránh bé cựa quậy hay vùng vẫy làm ảnh hưởng đến thao tác tiêm.
- Kiểm tra thông tin người tiêm với nhân viên y tế: họ tên, mã số, ngày sinh.
- Nhân viên y tế sẽ giới thiệu rõ về vắc xin:
Tên vắc xin, tác dụng phòng bệnh, nhà sản xuất vắc xin, nước sản xuất vắc xin, ngày sản xuất vắc xin, hạn sử dụng vắc xin
Tính toàn vẹn của vắc xin (kiểm tra vỏ hộp, lọ, xilanh, dung môi)
Liều dùng, đường dùng vắc xin
Tác dụng không mong muốn và rủi ro khi tiêm chủng
Theo dõi tối thiểu 30 phút tại cơ sở tiêm chủng sau tiêm để kịp thời phát hiện dấu hiệu bất thường sau tiêm như: Da nổi mẩn đỏ. Thở ngắt quãng hoặc thở gấp. Nôn trớ.
Nếu có báo ngay cho nhân viên y tế để xử lý kịp thời.
Sau đó, tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nhà ít nhất 48 giờ sau tiêm. Cần cảnh giác với phản ứng nặng sau tiêm như: Phản ứng phản vệ, Co giật do sốt cao.
Trong trường hợp này, phải xử trí tại chỗ đúng cách và đưa đến cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt để xử lý tình huống khẩn cấp hiệu quả.